Sức Khỏe Xanh

8 LOẠI THỰC PHẨM CÓ TÍNH KIỀM RẤT TỐT CHO SỨC KHỎE

Thứ Năm, 18/07/2024
Sức Khỏe Xanh

Một số loại thực phẩm có thể giúp bạn phòng chống bệnh ung thư, viêm nhiễm, tiểu đường và bệnh tim mạch. Chúng có đặc điểm chung là các thực phẩm mang tính kiềm

Bạn đang cố gắng kiềm hóa cơ thể?

Sẽ dễ hơn nếu bạn biết thức ăn nào giúp bạn đạt tới và duy trì trạng thái kiềm của cơ thể. Qui tắc chung là bạn có thể ăn các thức ăn này mà không phải lo ngại về bất cứ tác dụng axít hóa nào của chúng, mặc dù có một số loại có tính kiềm cao hơn.

Bạn không cần giới hạn chỉ ăn thức ăn kiềm để mức độ pH của cơ thể đạt tới mức kiềm, một tỷ lệ nhất định thực phẩm là axít cũng được, nhưng điều tốt nhất là chúng phải tự nhiên, nguyên chất như trái cây.

8 Siêu thực phẩm có tính kiềm

  1. Hạnh nhân:

Hạnh nhân được xếp vào nhóm thực phẩm lành mạnh nhất mà bạn nên ăn, do vậy không nghi ngờ gì nữa, nó là một thực phẩm có tính kiềm.

Hầu hết các loại quả hạnh (có vỏ cứng) và hạt được coi là có tính axít trừ phi chúng được cho nảy mầm; tuy nhiên có một số loại trung tính hoặc hơi có tính kiềm như hạnh nhân.

Các số liệu thống kê dưỡng chất chủ yếu cho 100g:

  • Canxi – 27%
  • Sắt – 25%
  • Đạm – 44%
  1. Hạt amaranth

Đây là một loại ngũ cốc không có nhiều người biết đến, nhưng đó là một sự bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn có tính kiềm.

Hôm nay amaranth được đánh giá cao trên toàn thế giới. Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc đã khuyến khích sử dụng amaranth từ năm 1967 bởi vì ở đâu nó được tiêu thụ ở đó không có suy dinh dưỡng.

Amaranth có nhiều chất đạm hơn lúa mỳ và nhiều axít amin lysine hơn các nguồn đạm ngũ cốc khác.

Các nhà thực vật học nhận thấy rằng amaranth thuộc về một nhóm thực vật có khả năng quang hợp đặc biệt gọi là nhóm C4, có nghĩa là nó đặc biệt hiệu quả trong việc chuyển hóa dinh dưỡng từ đất, ánh nắng mặt trời và nước thành các mô thực vật.

Các số liệu thống kê dưỡng chất chủ yếu cho 100g:

  • Canxi – 16%
  • Sắt – 42%
  • Đạm – 14g
  1. Atisô

Atisô thường được cho lên xa lát, hoặc dùng để chấm, nhưng có nhiều lý do bạn nên sử dụng chúng thường xuyên trong thực đơn của bạn.

Atisô có lượng chất chống ô xi hóa cao nhất trong các loại rau, theo một nghiên cứu do Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA thực hiện; trong một ngàn loại thực phẩm thực vật khác nhau, chúng xếp vào hàng thứ 7 về hàm lượng chất chống ô xi hóa. Chất chống ô xi hóa là một trong những phương tiện chủ yếu cho hệ miễn dịch chống lại hiệu ứng của các gốc tự do, phụ phẩm tự nhiên của quá trình chuyển hóa tế bào, điều có thể dẫn tới nhiều bệnh tật nguy hiểm cho cơ thể, bao gồm cả ung thư và bệnh tim, cùng nhiều bệnh khác.

Các số liệu thống kê dưỡng chất chủ yếu cho 100g:

  • Vitamin C – 20%
  • Vitamin K – 12%
  • Folate – 17%
  1. Măng tây (Asparagus)

Măng tây có tác dụng kiềm với cơ thể, nó là một trong những thức phẩm có tính kiềm nhất mà bạn nên ăn.

Mỗi thực phẩm được xếp hạng theo tính kiềm, và măng tây là một thực phẩm hàng đầu. Nhưng nó đem lại nhiều hơn thế, bao gồm các chất chống ô xi hóa, dưỡng chất và khả năng thải độc. Người ta còn thấy rằng măng tây có ích lợi chống lão hóa, điều đó đủ để mọi người bắt đầu bổ sung măng tây vào trong thực đơn của họ.

Số liệu thống kê cho 100g:

  • Vitamin A        15%
  • Vitamin C         9%
  • Sắt                   12%
  1. Quả bơ và dầu quả bơ

Không có gì đáng ngạc nhiên khi quả bơ nằm trong danh sách thực phẩm có tính kiềm. Nó cũng có thể xếp vào danh mục siêu thực phẩm của chúng ta, do vậy bạn có thể thấy nó chứa nhiều dưỡng chất thế nào.

Quả bơ có nhiều kali cũng như chất béo lành mạnh, do vậy bên cạnh việc giúp bạn trở nên kiềm hơn, nó cũng cung cấp nhiều dưỡng chất khác. Bạn cũng có thể dùng dầu quả bơ thay cho các loại dầu khác không tạo tính kiềm mà ngược lại có thể tạo axít cho cơ thể.

Số liệu thống kê trong 100g:

  • Vitamin C         17%
  • Vitamin A        3%
  • Chất xơ             27%
  1. Húng tây (basil)

Bạn có thể không nghĩ rằng rau sống và gia vị mà bạn sử dụng trong bữa ăn lại có tác động lên mức độ kiềm hay a xít của bạn? Nhưng hóa ra có nhưng gia vị tốt và gia vị xấu. Húng tây là một gia vị giúp cho bạn kiềm hóa cơ thể, thêm nữa nó cũng chứa nhiều chất khác như các flavonoid mà nó có. Những chất này giúp cơ thể chữa lành cho chính nó và húng tây nói chung có thể giúp nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Số liệu thống kê trong 100g:

  • Vitamin A        175%
  • Vitamin K        345%
  • Can xi              18%
  1. Củ dền

Hiện nay củ dền được quan tâm nhiều hơn bao giờ hết, nó là một trong những thực phẩm giúp nâng mức pH của bạn.

Lý do củ dền là loại rau củ quan trọng trong bữa ăn của bạn bởi vì nó là một trong những nguồn duy nhất cung cấp hoạt chất thực vật betalain có thuộc tính chống ung thư. Có thể ăn riêng hoặc sử dụng trong món xa lát. Hãy chắc chắn mua củ dền tươi và hấp lên, bởi vì món dưa làm giảm hàm lượng dinh dưỡng.

Số liệu thống kê trong 100g:

  • Vitamin C         8%
  • Vitamin K        11%
  • Folate               75%
  1. Bông cải xanh

Đây là một thực phẩm vô cùng lành mạnh và dễ hiểu tại sao nó là một thực phẩm có tính kiềm.

Bông cải xanh là một trong các loại rau có rất nhiều dưỡng chất mà bạn chỉ cần cố gắng đưa vào trong hệ thống của mình. Một số người ăn bông cải xanh mỗi ngày như một cách duy trì sức khỏe và đảm bảo cơ thể họ có tính kiềm. Tối thiểu bạn cũng nên ăn vài lần trong tuần, với 3 hoặc 4 lần.

Số liệu thống kê trong 100g:

  • Vitamin C        135%
  • Vitamin A        11%
  • Can xi              4%

Chế độ ăn có tính kiềm có tác dụng thế nào?

Chế độ ăn mang tính kiềm là lựa chọn cho những ai muốn có sức khỏe tối ưu. Tuy nhiên nhiều người không thực sự hiểu chế độ ăn này hay nó có tác dụng thế nào. Khái niệm này thực ra khá đơn giản - chế độ ăn này tập trung vào việc giành lại sự cân bằng bị mất đi khi con người bắt đầu ăn vật nuôi. Thay cho việc tập trung vào các thức ăn giàu chất đường, béo và cholesterol, chế độ ăn giàu kiềm tập trung chủ yếu vào rau củ và trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các nguồn đạm nguyên chất như đậu tương, các loại đậu và dầu lành mạnh như dầu hạt cải, dầu ô liu và dầu hạt lanh. Các thức ăn này có thể mang tính kiềm hay a xít ở trạng thái tự nhiên của nó, nhưng chúng đều tạo ra cái gọi là “tro kiềm” khi được tiêu hóa và chuyển hóa trong cơ thể. Khi độ pH của cơ thể được giữ ở mức độ hơi kiềm thì mọi cơ quan đều làm việc hiệu quả hơn.

Hiệu quả tác động của độ pH lên cơ thể

Mức độ pH của cơ thể có ảnh hưởng tới mọi tế bào. Khi cơ thể có tính kiềm thay vì tính a xít thì điều đó có tác động tích cực tới hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể. Khi cơ thể bị a xít hóa, nó dễ nhiễm bệnh hơn. Lên cân, bệnh tim mạch, mệt mỏi, già sớm, dị ứng, ung thư, đau cơ khớp đều dễ phát triển khi độ pH của cơ thể không tối ưu. Do vậy sẽ dễ hiểu khi chúng ta ăn nhiều thức ăn có tính kiềm hơn. Mục tiêu thông thường là ăn khoảng 75-80% thức ăn có tính kiềm với khoảng 20-25% thức ăn có tính a xít. 

Viết bình luận của bạn
Messenger