Gạo hữu cơ Campuchia được trồng và đánh giá theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế USDA
Khác hẳn với VN chúng ta, đất nước Campuchia vẫn còn có những địa phương nghèo đất rộng, người thưa. Thời tiết hai mùa mưa nắng rõ rệt với mùa nắng đổ lửa, ruộng đồng khô cháy nhưng không có một hệ thống thủy lợi nào để tưới tiêu, đất sản xuất mênh mông nhưng gần như phải bỏ hoang trong suốt thời gian đó. Nhưng nhờ như vậy mà đất được nghỉ ngơi và hoàn thục tự nhiên, gốc rạ, cỏ, cây có thời gian để mục rữa ra và kết hợp với lớp phù sa của sông Mekong từ mùa mưa trước để lại mà tạo thành một lớp đất vô cùng màu mỡ để rồi cây lúa được phát triển "Tốt mù trời" trong suốt 6 tháng mùa mưa sau đó. Việc trồng lúa ở đây hầu hết nhờ vào trời, nhờ vào sự ưu đãi của thiên nhiên mà cho ra hạt lúa 6 tháng với vị ngon và giàu chất dinh dưỡng như loại "Lúa mùa" của miền Tây nam bộ thời chưa sản xuất thâm canh 3 vụ.
Cách làm này vô hình chung đã làm khó khăn cho sự phát triển của sâu rầy với sáu tháng ruộng đồng bỏ hoang làm gián đoạn điều kiện sống của chúng, hơn nữa các giống lúa sáu tháng cổ truyền với thân lúa dày và cứng thường có tính kháng rầy cao hơn hẳn giống lúa ba tháng hiện nay vốn là miếng mồi ngon cho chúng. Điều này làm giảm thiểu tối đa nguy cơ sâu rầy cho cây lúa do đó nông dân không phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ. Mặt khác ruộng đồng không bị vắt kiệt chất màu như cách làm ruộng thâm canh nhiều vụ cộng với phù sa màu mỡ của sông Mekong nuôi dưỡng hằng năm nên cây lúa được phát triển tự nhiên rất tốt mà không cần phải chăm bón nhiều.
Như vậy, cách sản xuất còn nặng tính hoang sơ này mang lại hiệu quả rất kém vì ruộng đồng chỉ cho hoa lợi một lần trong một năm, nhưng lại là điều kiện bằng vàng cho các nhà sản xuất gạo sạch giảm thiểu đầu tư được nhiều công đoạn tốn kém và phức tạp mà vẫn cho ra sản phẩm gạo chất lượng organic với giá thành khá cạnh tranh. Nhanh nhạy với thị trường, Cơ Quan Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Campuchia (CEDAC)và một số hội nông dân địa phương đã thành lập được những hiệp hội sản xuất gạo hữu cơ và sản phẩm làm ra đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn gạo sạch hữu cơ của Hoa Kỳ (USDA, Organic) và được phục vụ cho việc xuất khẩu là chính.
Những hình ảnh và các giấy chứng nhận dưới đây sẽ cung cấp thêm cho các bạn cái nhìn rõ ràng hơn về cách làm của họ. Tuy nhiên đây mới chỉ là những bằng chứng mang tính kỹ thuật và tư cách pháp nhân của nhà sản xuất. Để thêm chắc chắn bạn sẽ đủ kiến thức để tự kiểm tra chất lượng organic của gạo bằng những kinh nghiệm lâu năm trong dân gian sau khi đọc bài: Cách nhận biết gạo sạch, gạo hữu cơ
Cấy mạ và làm cỏ vẫn còn theo cách cổ truyền
Cây đậu xanh là một nguyên liệu tốt để làm phân bón hữu cơ
Làm phân bón bằng phương pháp cổ truyền không dùng chất hóa học
Thuốc trừ sâu rầy bằng nguyên liệu tự nhiên
Cây lúa đã được hơn 2 tháng tuổi mà chỉ từng này thôi, cở này mà
ở giống 3 tháng thì chắc là...sắp gặt được rồi!
Phim tài liệu Cedac đào tạo nông dân theo chương trình SRI NHẤN VÔ ĐÂY ĐỂ XEM
Lúa thu hoạch được chất ngay ngắn trong kho, bạn hãy chú ý vào
những tờ giấy nhỏ được gắn vào mỗi bao lúa nhé!
Lúa trong kho được chia khu vực theo địa phương sản xuất
Và đây, mỗi bao lúa đều được gắn một thẻ giấy nhỏ trên đó ghi đầy đủ
thông tin cho việc kiểm soát chất lượng: Số lượng, vụ mùa thu hoạch, tên
và mã số của nông dân sản xuất ra bao lúa này, mã số của sản phẩm được
BCS gán cho (BCS code). Những tấm thẻ này không phải là loại tự in
mà phải được cấp bởi BCS với những báo cáo chặt chẽ
Có ba loại màu thẻ biểu thị cho ba cấp độ Organic:
Màu đỏ cho biết mảnh ruộng chỉ mới trồng lúa Organic trong năm đầu
tiên, màu đen cho năm thứ hai và màu xanh lá cây cho năm thứ ba trở lên
Hệ thống nhà kho với những chữ BCS, Fair Trade...được sơn nhiều nơi
như một niềm hãnh diện của họ.
Hai giấy chứng nhận Thương Mại Công Bằng và đạt chuẩn Hữu Cơ của
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Cả hai giấy này đều được
BCS Oko-Garantie,một tổ chức uy tín của CHLB Đức cấp.
Các chuyên gia của BCS Cộng Hòa Liêng Bang Đức luôn có mặt định kỳ
để bảo vệ chất lượng cho sản phẩm mà họ đã cấp giấy chứng nhận.
Tác giả bài viết: Sức Khỏe Xanh
Nguồn tin: Sưu tầm